Giấy Phép Lao Động

Những trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu theo quy định của pháp luật?

Những trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu theo quy định của pháp luật?


Căn cứ pháp lý:


Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2008 về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày  25 tháng 03 năm 2008 về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

-          Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài.

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

5. Văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông báo thôi cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật ViệtNam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án.

Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin cần tư vấn cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất:

Đối Tác

hotline
0938.951.468